Khủng hoảng nối khủng hoảng, nền kinh tế Trung Quốc chao đảo


  

02-11-2021 - 9:49 AM

 | 

TIN HAY CHỨNG KHOÁN


Ngành sản xuất của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng ì ạch vì lạm phát và thiếu điện. Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm cũng giáng thêm đòn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Bloomberg, nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu hơn nữa trong tháng 10. Một phần nguyên nhân là tình trạng thiếu điện và giá hàng hóa tăng cao, gây sức ép lớn lên ngành sản xuất. Trong khi đó, các biện pháp nghiêm ngặt nhằm kiểm soát dịch Covid-19 đã kìm hãm chi tiêu.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất đã giảm xuống 49,2, đánh dấu tháng thứ hai giảm xuống dưới mốc quan trọng 50.

Trong khi đó, chỉ số phi sản xuất - đo lường hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ - giảm xuống 52,4, thấp hơn mức dự báo trước đó.

Tình trạng thiếu điện và giá hàng hóa tăng cao đè nặng lên ngành sản xuất của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

  •  
  •  
Nen kinh te Trung Quoc suy yeu anh 1
Nen kinh te Trung Quoc suy yeu anh 1
Tình trạng thiếu điện và giá hàng hóa tăng cao đè nặng lên ngành sản xuất của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Áp lực cung - cầu

 

Những chỉ số PMI cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực từ cả phía cung và cầu. Các nhà sản xuất vật lộn với tình trạng thiếu điện và chi phí gia tăng. Trong khi đó, những biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế virus lây lan ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu dùng.

"Dự kiến đến tháng 11, PMI phi sản xuất có thể giảm đáng kể do làn sóng dịch Covid-19 mới và chiến lược Zero Covid (đưa số ca nhiễm mới về 0) của Trung Quốc. PMI sản xuất sẽ vẫn yếu do cú sốc từ phía cung và cầu", ông Ting Lu - nhà kinh tế tại Nomura Holdings Inc. - bình luận.

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là áp lực lạm phát đã gia tăng trong tháng 10. Giá đầu vào và đầu ra của các nhà máy đều tăng. Điều này cho thấy nhà sản xuất đang chuyển gánh nặng chi phí cho khách hàng. Lạm phát giá sản xuất ở mức cao nhất trong gần 26 năm.

"Việc giá đầu ra tăng vọt trong tháng 10 là đáng báo động", ông Zhang Zhiwei - nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management Ltd. - nhận định.

Giá đầu vào và đầu ra của các nhà máy đều tăng. Lạm phát giá sản xuất ở mức cao nhất trong gần 26 năm. Ảnh: Reuters.

  •  
  •  
Nen kinh te Trung Quoc suy yeu anh 2
Nen kinh te Trung Quoc suy yeu anh 2
Giá đầu vào và đầu ra của các nhà máy đều tăng. Lạm phát giá sản xuất ở mức cao nhất trong gần 26 năm. Ảnh: Reuters.

"Điều này có thể dẫn đến áp lực gia tăng lạm phát giá tiêu dùng và thu hẹp dư địa nới lỏng các chính sách tiền tệ", ông nói thêm.

Chỉ số PMI sản xuất của Caixin - theo dõi các doanh nghiệp nhỏ hơn, định hướng xuất khẩu - đã tăng từ 50 vào tháng 9 lên 50,6.

"Nhìn chung, chúng tôi cho rằng cả cuộc khảo sát chính thức và của Caixin đều cho thấy áp lực tăng trưởng giảm trong ngắn hạn", bà Peiqian Liu - nhà kinh tế phụ trách về Trung Quốc tại Natwest Group Plc - nhận định.

Theo bà, chính quyền Bắc Kinh nên tập trung vào việc ổn định giá cả hàng hóa và nguồn cung. Cùng với đó là tăng cường hỗ trợ có mục tiêu cho những lĩnh vực cần thiết.

Bom nợ bất động sản

 

Theo Bloomberg, sự hỗn loạn trong thị trường bất động sản đã tạo ra một lực cản lớn đối với nền kinh tế. Doanh số bán nhà lao dốc, giá nhà sụt giảm. Cuộc khủng hoảng nợ của nhà phát triển bất động sản China Evergrande đang tràn sang toàn ngành công nghiệp.

Các nhà kinh tế bắt đầu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý IV/2021 và năm 2022 do rủi ro tăng cao.

Khi nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, sự chú ý dồn vào Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là cơ quan này có đưa ra bất cứ hành động nào để thúc đẩy tăng trưởng hay không.

Sau khi bất ngờ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hồi tháng 7, tính đến nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạn chế đưa ra động thái này. Cơ quan cũng giữ nguyên lãi suất chính sách kể từ đầu năm ngoái.

Một báo cáo của truyền thông địa phương hôm 1/11 cho rằng khả năng ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là khá thấp.

Tuy nhiên, trong 2 tuần vừa rồi, cơ quan này đã bơm gần 1.000 tỷ NDT vào hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động thị trường mở nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt cuối tháng.

Sự hỗn loạn trong thị trường bất động sản đã tạo ra lực cản lớn đối với nền kinh tế. Ảnh: Reuters.

  •  
  •  
Nen kinh te Trung Quoc suy yeu anh 3
Nen kinh te Trung Quoc suy yeu anh 3
Sự hỗn loạn trong thị trường bất động sản đã tạo ra lực cản lớn đối với nền kinh tế. Ảnh: Reuters.

Theo nhà kinh tế trưởng Zhong Zhengsheng của Ping An Securities Co.Ltd, dư địa nới lỏng tiền tệ ngày càng thu hẹp do áp lực lạm phát tăng cao. Cùng với đó là nhiều tín hiệu thắt chặt hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Anh.

Ông Zhong cho rằng các chính sách tài khóa và công nghiệp sẽ là trọng tâm trong tương lai. Còn chính sách tiền tệ sẽ cung cấp thanh khoản ổn định và hỗ trợ những lĩnh vực mục tiêu.

Theo ông Zhao Qinghe - quan chức cấp cao tại NBS, nhu cầu và sản xuất đều suy yếu trong tháng 10. Các doanh nghiệp nhỏ hơn áp đối mặt với áp lực lớn. Những chỉ số phụ của các công ty này chứng kiến tháng thứ 6 liên tục ở dưới mốc 50.

Người tiêu dùng cũng hạn chế chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 7 ngày vào tháng 10.

Tuy nhiên, xuất khẩu đã bùng nổ. Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng từ 46,2 lên 46,6, đánh dấu mức tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3.

"Nhưng vẫn cần theo dõi thêm môi trường thương mại. Bởi sự phục hồi của các nền kinh tế lớn đã chậm lại thời gian gần đây", ông Zhao cảnh báo.

 

https://zingnews.vn/khung-hoang-noi-khung-hoang-nen-kinh-te-trung-quoc-chao-dao-post1274748.html